Là một người làm tuyển dụng, nhiều người vẫn nói với nhau rằng tìm ứng viên phù hợp tốt hơn là tìm được ứng viên giỏi. Dưới đây là bộ câu hỏi kiểm tra độ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp giúp HR tìm ra được ứng viên phù hợp nhất.
Văn hóa phản ánh giá trị và sứ mệnh của công ty bạn, hình thành khuôn khổ làm việc của nhân viên. Không có văn hóa nào là đúng hay sai. Nhưng nếu bạn tuyển dụng được một ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, đó cũng là cách để giúp tập thể đạt tới mục tiêu nhanh hơn, gia tăng tỉ lệ giữ chân nhân viên và thúc đẩy năng suất cùng độ gắn kết của tập thể.
Nói đi cũng phải nói lại, phù hợp văn hóa không có nghĩa là tuyển dụng những người bạn thích hoặc quen biết. Việc tuyển dụng những người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp có nghĩa là tuyển dụng những người có tiềm lực phát triển trong môi trường làm việc của công ty.
Trước khi bắt đầu phỏng vấn ứng viên, bạn hãy xác định giá trị và mục tiêu dài hạn của công ty mình. Sau đó mới đánh giá liệu các ứng viên có cùng giá trị với công ty hay không. Hãy sử dụng những câu hỏi này để đánh giá xem ứng viên bạn cho là tiềm năng ấy, liệu có phải một “nguy cơ độc hại” đối với môi trường làm việc của bạn không.
Dưới đây là một số ví dụ về các câu hỏi phỏng vấn phù hợp văn hóa mà bạn có thể hỏi ứng viên trong quá trình tuyển dụng:
Các mẹo giúp đánh giá độ phù hợp của ứng viên với văn hóa của doanh nghiệp trong cuộc phỏng vấn
Nhân viên mới được tuyển dụng có thể hòa hợp hoặc làm rối loạn văn hoá công ty. Nếu tổ chức của bạn đã duy trì được một văn hóa tích cực và bền vững, hãy tuyển những ứng cử viên có thể hòa nhập với nó, hoặc thuê những người có thể nâng cao giá trị của nó.
Chú ý vào các mục tiêu tương lai của bạn. Ưu tiên những ứng cử viên có khả năng dẫn dắt tập thể của bạn đi đúng hướng. Ví dụ: nếu bạn định mở rộng quy mô thì việc thuê một nhân viên có kỹ năng lãnh đạo tốt sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu thách thức.
Hãy đảm bảo rằng câu hỏi của bạn phản ánh nét văn hóa đặc thù của bộ phận. Ví dụ, một phòng kỹ thuật có thể có những thói quen làm việc khác nhau, hoặc mục tiêu của đội tiếp thị và bán hàng cũng khác nhau.
Vì văn hoá gắn liền với hành vi, nên hãy nói chuyện với những nhân viên đã từng giao tiếp với ứng viên trước và sau cuộc phỏng vấn (ví dụ như nhân viên tiếp tân hoặc nhân viên an ninh). Một người thân thiện và lịch sự sẽ được lòng hơn một người khiếm nhã và kiêu ngạo. Đồng thời, đừng từ chối ngay những người hướng nội chỉ vì họ không thích tham gia những cuộc trò chuyện phiếm.
Nên nhớ rằng: Các ứng cử viên cũng quyền nói xem họ phù hợp với doanh nghiệp của bạn hay không. Ngay từ đầu, hãy để họ được quan sát và trải nghiệm công việc, sau đó tự mình quyết định xem họ có phù hợp hay không. Hãy dẫn họ tham quan văn phòng và giới thiệu họ với những người đồng nghiệp tương lai của họ.
Không phù hợp với giá trị công ty. Một nhân viên sẽ phù hợp với doanh nghiệp của bạn nếu họ và bạn chia sẻ cùng một giá trị, cùng phương pháp làm việc và có các mục đích chung. Ví dụ, một ứng cử viên quá cứng nhắc, làm việc luôn theo quy trình có thể sẽ không phù hợp nếu công ty của bạn luôn ưu tiên đổi mới và linh hoạt trong mọi việc. Cũng tương tự như vậy, nếu một nhân viên chỉ mong được thăng tiến nhanh chóng sẽ không phù hợp với một vị trí có tính cố định.
Không trung thực. Một vài ứng cử viên đã nghiên cứu từ trước và trả lời cho bạn những điều bạn muốn nghe hơn là con người thực sự của họ. Nếu bạn nghi ngờ rằng họ chỉ đơn giản là đang cố gắng gây ấn tượng tốt với bạn, vậy hãy thăm dò thêm bằng các câu hỏi khác và yêu cầu các ví dụ cụ thể hơn.
Không linh hoạt. Nhân viên mới phải biết cân bằng giữa những thói quen làm việc của bản thân với những ý tưởng mới trong công việc. Nếu ứng viên có dấu hiệu kiêu ngạo và có thái độ “cái gì cũng biết”, bạn sẽ cần cẩn thận với họ đấy.
Phong cách lãnh đạo khác nhau. Khi bạn đi tuyển vị trí quản lý, phải xem xét team của họ làm việc như thế nào. Ví dụ, một ứng cử viên có phong cách lãnh đạo chuyên quyền chưa chắc đã phù hợp với việc quản lí một nhóm nhân viên thích làm việc độc lập.
Không tôn trọng chính sách. Thắc mắc về chính sách của công ty là một chuyện, nhưng bày tỏ thái độ thiếu tôn trọng với chính sách công ty lại là chuyện khác. Kinh nghiệm làm việc trước đây của ứng viên sẽ tiết lộ liệu họ có tuân theo các chính sách của công ty và đưa ra các đề xuất để cùng nhau cải thiện vấn đề hay không.
Sưu tầm bởi EMSC – Giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả