Robert Walters – công ty tư vấn tuyển dụng chuyên nghiệp mới đây đã phát hành “Khảo sát lương Salary Survey 2020” ở khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc trong đó có đề cập đến vấn đề Việt Nam sẽ tiếp tục thiếu hụt nguồn nhân lực ở các vị trí cao như quản lý cấp trung, quản lý cấp cao.
Năm 2019, theo đà tăng trưởng các năm trước, mức độ tuyển dụng tại Việt Nam vẫn lớn mạnh. Lĩnh vực công nghệ tăng trưởng vượt trội, các doanh nghiệp công nghệ tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số. Ngành sản xuất cũng cho thấy nhu cầu lớn về tài năng vì nhiều công ty chuyển việc sản xuất sang Việt Nam ví dụ như Sam Sung, LG… tuy nhiên việc thiếu hụt quản lý cấp trung sẽ gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.
Ngành công nghệ và kỹ thuật số: chuyển đổi số tiếp tục phát triển mạnh ở Việt Nam khi các công ty bắt đầu tận dụng công nghệ và dữ liệu để thúc đẩy kinh doanh. Ví dụ như các phần mềm quản lý nhân sự, quản lý nhân sự Online để thúc đẩy năng suất và hiệu quả công việc. Việc điện thoại thông minh tiếp tục tiếp cận được nhiều người dùng hơn thúc đẩy các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng như B2C đã liên tục điều chỉnh các chiến lược online và trên thiết bị di động để duy trì tính cạnh tranh. Điều này đã đẩy mạnh nhu cầu về các nhà phát triển tài năng cũng như các nhà thiết kế UI/ UX.
Ngành sản xuất năm vừa qua phát triển mạnh mẽ. Điều này một phần do các sự kiện toàn cầu như cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, niềm tin các nước khác đối với Việt Nam. Sự tăng trưởng này kéo theo nhu cầu về các chuyên gia cấp cao tăng vọt. Đặc biệt là nhu cầu về các chuyên gia cấp cao có nền tảng sản xuất và kỹ năng thương mại giúp các doanh nghiệp tạo ra các chiến lược có nhu cầu cao nhưng nguồn cung ngắn.
Xây dựng và bất động sản đạt sự tăng trưởng thấp hơn khi các quy định được thắt chặt. Các lĩnh vực và ngành nghề khác cũng tăng trưởng dần và ổn định hơn khi các doanh nghiệp tại Việt Nam tập trung vào việc củng cố vị thế trên thị trường.
Để tuyển dụng và giữ chân nhân tài hàng đầu, trưởng bộ phận và quản lý chuyên trách sẽ cần tham gia nhiều hơn vào chiến lược nhân sự và tìm kiếm các phương pháp giữ chân độc đáo hơn. Một trong số này có thể bao gồm các ưu đãi tài chính, chẳng hạn như tiền thưởng hoặc cổ phiếu, đặc biệt đối với các nhân viên cao cấp, quản lý cấp trung hoặc các lợi ích phi tài chính như cơ hội công tác ở những chi nhánh khác.
Đối với các kỹ năng thích hợp, đặc biệt ngành công nghệ hoặc kỹ thuật số, khai thác các nhóm tài năng bên ngoài Việt Nam cũng là điều đáng để xem xét. Khuyến khích và tìm kiếm người Việt ở nước ngoài để đưa họ về nước, lấp đầy lỗ hổng nhân sự.
Nhìn chung, nhân viên nhảy việc với mong đợi mức tăng lương từ 15-25%. Trong lĩnh vực công nghệ, mức này có khả năng lên tới 50% cho các vai trò cấp thấp và cấp trung đòi hỏi các kỹ năng thích hợp. 72% chuyên gia mong đợi số tiền thưởng > 15% so với tiền lương hàng năm của họ.Văn hóa và môi trường làm việc tốt là động lực hàng đầu tạo nên sự hài lòng trong công việc. 25% nói rằng sự phát triển nghề nghiệp là động lực chính để họ nhảy việc.
Đã là nhân viên, dù là nhân viên bình thường cho đến quản lý cấp trung, quản lý cấp cao đều mong muốn cống hiến và tìm được môi trường thích hợp để phấn đấu. Vì vậy, ngoài những phúc lợi họ có được thì công tác đánh giá, đào tạo và quản lý nhân lực là một tiêu chí quan trọng để thu hút và giữ chân nhân tài lâu dài. Hệ thống quản lý, đánh giá mập mờ, không có lộ trình đào tạo, thăng tiến rõ ràng khiến nhân viên thất vọng và dễ dàng bỏ cuộc.
Để tránh được các sai sót này, các phần mềm quản lý nhân sự hiện nay tích hợp các phân hệ hành chính – nhân sự giúp các doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát và có hướng điều chỉnh, thay đổi phù hợp. Tuy nhiên không phải phần mềm nhân sự nào cũng đáp ứng đúng và đủ tiêu chí của từng doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn đúng đắn các nhà cung cấp phần mềm nhân sự để tránh những sai sót không đáng có.
>>> Xem thêm: phần mềm quản lý nhân sự HRIS
_______
Sưu tầm bởi EMSC – giải pháp nhân sự hiệu quả