Nếu bạn từ chối họ ngay lời mời đầu tiên, dù bất cứ lí do nào, họ sẽ hạn chế tạo cơ hội kết nối với bạn và bạn sẽ nhanh chóng trở thành người ngoài cuộc. Và công việc của bạn có thể sẽ khó khăn hơn khi cần sự giúp đỡ của họ
Tôi đã từng chứng kiến những nhân viên đầy năng lực và tận tụy với công việc nhưng không được thăng tiến. Lí do vì sao ư? Vì họ đã dành quá nhiều thời gian cho công việc và trông lúc nào cũng bận rộn. Nếu bạn luôn xuất hiện với vẻ ngoài căng thẳng và mệt mỏi, mọi người sẽ nghĩ rằng bạn chưa sẵn sàng để gánh vác thêm những chức vụ mới và dĩ nhiên bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội thăng tiến với những dự án mới.
Những hành động nhỏ chỉ tốn ít thời gian và công sức của bạn như: trả lời thắc mắc nào đó, mở cửa giúp đồng nghiệp hoặc mang tài liệu ở máy in đến người kế bên,…có thể không mang lại lợi ích cho bạn ngay lập tức, những bạn sẽ được đến đáp xứng đáng ở những thời điểm bạn ít khi ngờ tới nhất.
Bạn chỉ việc quan sát cách họ làm và bắt chước theo. Sau đó tìm ra những điểm nào phù hợp với mình và điều chỉnh nó theo khả năng và cách riêng của bạn.
Có thể hiểu đây là điểm mù của bạn. Nhiệm vụ của bạn là tìm ra điểm yếu ẩn khuất của mình và khắc phục chúng càng sớm càng tốt. Để làm được điều này, bạn cần chú ý tới những đánh giá khách quan nhưng sâu sắc từ đồng nghiệp cũng như cấp trên của mình.
Hãy học hỏi thêm những kiến thức ở lĩnh vực khác, vì một người có kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau thường có cơ hội thăng tiến nhanh hơn những người có nhiều kinh nghiệm ở một lĩnh vực duy nhất.
Ngay cả khi bạn là một nhân viên xuất sắc hay tốt nghiệp thạc sĩ loại ưu của một trường nổi tiếng, hãy luôn duy trì thái độ làm việc tốt và nỗ lực làm việc chăm chỉ thay vị tự cao cho mình là tài giỏi và có khả năng kiểm soát mọi thứ.
Chẳng hạn như bạn đang tham gia một dự án lớn với sự góp sức của nhiều người khác nhau, hãy cố gắng hoàn thành những nhiệm vụ thuộc phần trách nhiệm của mình để giúp cho quy trình xử lý công việc của những người tham gia dự án với bạn trở nên dễ dàng hơn.