Phương pháp 5i là viết tắt của các chữ: INFORM – INSPIRE – INSTRUCT – INVOLVE – INCENT.
Đây là một trong những công cụ đắc lực giúp cho người làm Nhân Sự tìm ra được giải pháp thích hợp để giải quyết bài toán “gắn kết nhân viên” tại Doanh nghiệp của mình.
Gắn kết nhân viên theo Kevin Kruse định nghĩa là: “Là sự cam kết thuộc về cảm xúc của nhân viên với tổ chức và mục tiêu của tổ chức”.
Chúng ta thường hiểu lầm giữa “sự hài lòng” với “sự gắn kết”, có thể thấy để nhân viên thật sự gắn kết với với công việc, gắn kết với đồng nghiệp và tiến xa hơn đó là gắn kết với Doanh nghiệp. Đòi hỏi người nhân viên đó phải có sự hài lòng trong công việc, môi trường làm việc và Doanh nghiệp, nhưng một nhân viên hài lòng với công việc và Công ty mình đang làm không có nghĩa là họ gắn kết với Công ty ấy.
Vì sao? Vì sự hài lòng mang nặng tính cá nhân, do đó khi một người hài lòng với công việc mình đang làm, hài lòng với thành quả mình đạt được không có nghĩa họ hài lòng với môi trường làm việc ấy. Họ chỉ biết chăm chú vào công việc mình đam mê, hoàn thành tốt trách nhiệm của mình, còn lại họ không quan tâm các mối quan hệ với đồng nghiệp, cho dù môi trường làm việc ở mức kém nhưng chỉ cần họ có cái họ cần là công việc ước muốn họ sẵn sàng chấp nhận. Rồi sau khi đạt được một lượng kinh nghiệm cần thiết tại vị trí đó, hay nói cách khác khi đã thỏa mãn chí hưởng của bản thân họ sẽ rời bỏ Doanh nghiệp và tìm tới một Doanh nghiệp khác đáp ứng được môi trường làm việc tốt hơn. Thậm chí, họ không cần quan tâm đến mục tiêu của Công ty, của phòng ban chỉ cần thấy thỏa mãn với mục tiêu của mình vậy là đủ. Nên chỉ dựa vào mức độ hài lòng của người nhân viên với công việc để suy ra sự gắn gắn kết là chưa đủ!
“Sự hài lòng” chỉ là một trong những hệ quả của “Sự gắn kết”. Khi họ gắn kết với doanh nghiệp, họ sẽ cảm thấy hài lòng với những gì mà mình đang đạt được cùng Doanh nghiệp ấy. Do đó “sự gắn kết” phải đi từ sự khao khát, nhiệt huyết cống hiến hết mình cho Tổ chức, cho Doanh nghiệp; chọn mục tiêu của Tổ chức chính là mục tiêu chính kế đó phối hợp với những mục tiêu, chí hướng của bản thân cả hai cộng hưởng với nhau từ đó cam kết gắn bó cùng tiến về cái đích chung; đôi lúc có thể hi sinh lợi ích của bản thân (giảm đi sự hài lòng) để đạt được ích lợi chung cho tập thể. Đó chính là “sự gắn kết”!
Để Doanh nghiệp khiến nhân viên gắn kết với nhau, thì 5i là một trong những biện pháp hữu ích.
Để nhân viên gắn kết của nhân viên với Doanh nghiệp, cần phải nhắc đến yếu tố thông tin. Có một điều chớ chêu, các kết luận từ định hướng phát triển, đến chiến lược của Công ty thì chỉ có Ban Giám Đốc và Quản lý các cấp biết rõ. Trong khi đó, lực lượng chịu trách nhiệm hiện thực hóa các chiến lược, mục tiêu ấy là đội ngũ nhân viên thì lại không biết đến chút thông tin nào.
Và rồi những người nhân viên làm việc mà không hề biết mình làm vì mục đích gì? Việc làm này của họ có giúp ích gì cho Doanh nghiệp? Cứ thế, họ chỉ biết đến Công ty làm hết giờ, cuối tháng lãnh lương. Còn các cấp Quản lý trung gian cũng chỉ biết giao việc – giao việc mà không bận tâm đến sự vô cảm của những người nhân viên của mình khi nhận việc, hay khi có nhân viên hỏi đến thì chỉ được nhận câu trả lời “Đó là việc của cấp trên, chỉ cần làm tốt việc của mình là được”.
Ta tự hỏi vì sao anh/chị nhân viên này thời gian đầu, làm việc rất tốt và hiệu quả nhưng càng về sau thì năng lực kém đi hẳn. Quyết định cho những nhân viên này đi đào tạo, kiểm tra năng lực đều cho về kết quả tốt nhưng hiệu quả thì vẫn không thấy. Con người khác cổ máy ở chỗ: Cổ máy chỉ cần ấn nút, nhập câu lệnh thì lập tức nó sẽ thực thi đều đều, liên tục định kỳ thì bảo trì là sẽ hoạt động tốt.
Nhưng con người sống và làm việc đều chịu tác động bởi cảm xúc, điều này dẫn đến kết quả công việc sẽ bị ảnh hưởng theo tâm trạng tốt hay tệ của con người. Để giữ người nhân viên luôn giữ được nhiệt huyết với công việc liên tục, đòi hỏi người quản lý cần có sự quan tâm, đôn đốc và truyền cảm hứng cho họ. Để họ cảm thấy được quan tâm, để họ có thể sống với công việc chứ không phải chỉ thực hiện công việc.
Giỏi không có nghĩa là có thể làm và hiểu tất cả trong chớp nhoáng mà không cần sự hướng dẫn. Sự hướng dẫn có tác dụng giúp cho người nhân viên mau chóng hòa nhập với công việc và Doanh nghiệp. Không những thế sự hướng dẫn ở đây còn có nghĩa là sự định hướng, chỉ cho nhân viên đạt được những mục tiêu để phát triển thăng tiến bản thân nhưng vẫn đảm bảo tính liên kết giữa mục tiêu chính của Công ty.
Nếu làm tốt điều này sẽ giúp tăng sự trung thành của nhân viên và cũng là một cách giúp nhân viên phát triển nghề nghiệp của mình từ đó trực tiếp tạo ra giá trị cho Doanh nghiệp.
Người nhân viên cũng chính là những nhà hoạch định chiến lược cho Doanh nghiệp. Khi các nhà quản lý tạo điều kiện cho nhân viên của mình cùng tham gia đóng góp vào việc xây dựng chiến lược, mục tiêu của Công ty, cho phép họ có tiếng nói trong quá trình phát triển của Doanh nghiệp thì khi đó những nhân viên ấy sẽ hết mình với công việc.
Vì khi đó hoàn thành mục tiêu của Doanh nghiệp cũng chính là đang đạt được mục tiêu của bản thân. Tham gia còn là việc các cấp quản lý cùng đồng hành với nhân viên trong công việc thường nhật của họ, để tìm được sự đồng cảm và thấu hiểu hơn từ đó đưa ra những giải pháp xác với thực tế, hợp tình – hợp lý.
Khen thưởng không phải là một khái niệm mới. Nhưng khen thưởng không đơn thuần chỉ là đưa họ thêm một cục tiền, điều này có thể là một con dao hai lưởng khi mà người nhân viên làm việc chỉ chăm chăm làm sao để moi móc được thật nhiều hoa hồng từ Doanh nghiệp. Khen thưởng ở đây theo nghĩa đó là sự công nhận đóng góp của họ với Công ty, là những buổi họp mặt ngoài công việc để cùng động viên nhau. Đó chính là cách thu phục lòng người tuyệt vời nhất.
Với từng chữ “i” trên đây khi biết áp dụng một cách linh hoạt và ứng biến trong những trường hợp cụ thể của Doanh nghiệp. Tin chắc rằng người làm Nhân sự có thể xây dựng và đóng góp rất nhiều cho Doanh nghiệp, giúp Ban Giám Đốc xây dựng một môi trường làm việc tuyệt vời; xây dựng tính đoàn kết, tương hỗ lẩn nhau trong công việc và gắn kết mọi người lại với nhau.