Các chỉ số quan trọng trong lập kế hoạch nhân sự - HRIS - Giải Pháp Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả

Các chỉ số quan trọng trong lập kế hoạch nhân sự

Lập kế hoạch nhân sự là quá trình phân tích và xác định nhu cầu nguồn nhân lực hiện tại để tổ chức có thể đạt được các mục tiêu của mình, bao gồm cả việc giữ chân nhân viên và thu hút  nhân tài mới.

Vậy để lập được kế hoạch, những chỉ số nào là quan trọng và sự ảnh hưởng của nó như thế nào? Những chỉ số này là cơ sở để từ đó bạn tính ra những chỉ số chuyên sâu hơn, phù hợp với tình hình hiện tại của Công ty bạn

1. Các chỉ số tài chính

Nhân sự cần quan tâm những chỉ số tài chính đó là: doanh thu, lợi nhuận, quỹ lương, ngân sách đào tạo, chi phí lao động, hiệu suất lao động…

Chỉ số tài chính trong lập kế hoạch nhân sự

Vì sao bạn làm nhân sự mà cần phải quan tâm những con số này? Bởi đó là cơ sở dữ liệu để bạn lên kế hoạch nhân sự, mục tiêu và chiến lược của công ty. Và nó cũng là cơ sở để bạn thuyết phục Sếp cho câu hỏi “Vì sao tăng lương 20%?”.

2. Chiến lược kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp đều có nhiều chiếc lược kinh doanh khác nhau, là một HR, bạn cần phải chủ động bám sát từng chiến lược ấy, để từ đó đưa ra những kế hoạch công tác tuyển dụng, đào tạo phù hợp.

chiến lược kinh doanh trong lập kế hoạch nhân sự
3. Các chỉ số hiệu quả tuyển dụng

Bạn có đang quan tâm các tỉ lệ này chưa?

  • Tỉ lệ tuyển/ kế hoạch tuyển
  • Tỉ lệ view/ click JD (Job Description)
  • Tỉ lệ ứng viên nộp hồ sơ/ tin đăng tuyển
  • Tỉ lệ nhân viên thử việc thành công…

Nhờ những tỉ lệ này, bạn sẽ dự trù được ngân sách và tập trung vào kênh tuyển dụng nào mang lại hiệu quả cho bạn.

4. Các chỉ số nghỉ việc

Bạn cần quan tâm

  • Tỉ lệ nghỉ việc sau 2 tháng thử việc, sau 6 tháng, sau 1 năm
  • Tỉ lệ nghỉ việc của phòng ban nào cao nhất, lý do là gì?
  • Tỉ lệ nhân viên loại A nghỉ việc
  • Tỉ lệ nhân viên loại C cắt HĐLĐ
  • Tỉ lệ nhân viên muốn ra đi/ Tổng số nhân viên…
chỉ số nghỉ việc trong lập kế hoạch nhân sự

Từ những con số biết nói, bạn sẽ dễ dàng làm việc với các Trưởng phòng, Giám đốc để cùng nhau giải quyết, cải thiện vấn đề nghỉ việc, đồng thời đảm bảo chất lượng đội ngũ nhân viên mình hiện có.

5. Các chỉ số hiệu quả công việc

Tỉ lệ nhân viên hoàn thành nhiệm vụ, tỉ lệ nhân viên hoàn thành công việc 100%, tỉ lệ nhân viên có thái độ tốt trở lên, Tỉ lệ mức độ vi phạm nội quy,… Bạn có muốn những tỉ lệ này luôn nằm ở mức độ tốt. Hãy hành động bằng cách: xây dựng KPIs,  quan tâm đến nhân viên của mình, kết nối con người trong một tập thể lại với nhau.

6. Các chỉ số hiệu quả đào tạo

Bạn dành bao nhiêu phần trăm trên doanh thu để chi vào việc đào tạo hằng năm của công ty? Cần phải hiểu rõ rằng, bạn đào tạo không phải để nhân viên của bạn chỉ sử dụng 1 lần kiến thức đó, mà đó là đầu tư lâu dài. Nên chớ ngần ngại đầu tư vào kiến thức và kỹ năng mềm cho nhân viên. Và đừng quên việc đánh giá tỉ lệ hoàn tất khoá học.

chỉ số hiệu quả đào tạo
7. Các chỉ số văn hoá doanh nghiệp

Tỉ lệ vòng quay nhân viên, tỉ lệ nhân viên muốn ra đi, tỉ lệ nhân viên trung thành, tỉ lệ khiếu nại,… Đây là những tỉ lệ đánh giá được bộ mặt của công ty bạn.

8. Các chỉ số chất lượng

Hầu hết các công ty đều đưa mục tiêu chất lượng lên hàng đầu, để đánh giá được một cách chuẩn xác mục tiêu của mình có đạt hay chưa, bạn cần quan tâm các tỉ lệ sau:

  • Tỉ lệ phàn nàn của khách hàng
  • Tỉ lệ dừng máy
  • Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng
  • Tỉ lệ sản phẩm lỗi do con người (do thiếu đào tạo)
  • Tỉ lệ sản phẩm hỏng bị trả lại
  • Tỉ lệ sản phẩm lỗi do khách hàng audit phát hiện ra, …

Nguồn: Doanh nhân Plus