Những dữ liệu từ báo cáo của Deloitte cho thấy, tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương:
Nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội từ những thay đổi mang tính bước ngoặt trong nhiều lĩnh vực. Các doanh nghiệp đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số thông qua việc đầu tư và triển khai công nghệ nhiều hơn. Những sáng kiến đang trong quá trình triển khai được tăng tốc để hoàn thành, còn những sáng kiến đã lên bản thảo thì đã được triển khai. Nói cách khác, khi thế giới hoạt động chậm lại do đại dịch, tốc độ thay đổi đang tăng nhanh lên.
>>> Xem thêm: Vì sao nên chuyển đổi số trong lĩnh vực quản trị nhân sự?
Không chỉ nêu ra cách thức các doanh nghiệp trên thế giới ứng phó với khủng hoảng đại dịch Covid-19, báo cáo của Deloitte còn đưa ra 7 yếu tố nền tảng tạo nên khả năng phục hồi của tổ chức. Những yếu tố này không chỉ giúp tạo nên các tổ chức kiên cường giữa khủng hoảng mà còn giúp các nhà lãnh đạo định vị được tổ chức một cách tốt nhất, từ đó giành được ưu thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh không ngừng biến động và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến từ đại dịch Covid-19 trong hiện tại và tương lai.
Theo báo cáo, 7 yếu tố giúp tạo nên khả năng phục hồi của doanh nghiệp bao gồm:
Trong việc hướng tới xây dựng các doanh nghiệp kiên cường có khả năng vượt qua cuộc khủng hoảng tiếp theo tốt hơn, khảo sát chỉ ra nhận định chung rằng, tất cả những yếu tố này đều có tính chất nền tảng. Trong đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng, tăng trưởng và công nghệ là hai trong những yếu tố quan trọng nhất đối với các tổ chức có khả năng phục hồi cao. Tuy nhiên, họ cũng nhận ra sự cần thiết phải có chiến lược phù hợp với tham vọng, đầu tư vào nhân viên, củng cố tình hình vốn, cũng như quản trị tài nguyên môi trường và nguồn lực xã hội.
Theo đó, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có thể tham khảo và áp dụng những bài học thực tiễn của các doanh nghiệp tư nhân trên thế giới, từ đó, giúp hoạch định chiến lược và xây dựng những kế hoạch phù hợp hơn để vững vàng chèo lái doanh nghiệp vượt qua mọi thách thức.
Để làm được điều này, ông Bùi Tuấn Minh cho rằng các doanh nghiệp tư nhân phải tập trung vào 3 hành động cụ thể:
Thứ nhất, rà soát việc thực thi 7 yếu tố tạo nên doanh nghiệp kiên cường, từ đó có thể đánh giá khả năng phục hồi của doanh nghiệp mình trong và sau khủng hoảng.
Thứ hai, cần tổ chức thảo luận trong doanh nghiệp về các câu hỏi phát triển tư duy, như “gián đoạn trên thị trường tác động ra sao đến mô hình kinh doanh của doanh nghiệp”, “cách thức doanh nghiệp đã và sẽ phản ứng với sự thay đổi sở thích của khách hàng”…
Thứ ba, lãnh đạo cần thống nhất ưu tiên yếu tố nào phù hợp với đặc thù doanh nghiệp của mình, và tập trung hành động.
Theo báo cáo, phần lớn lãnh đạo doanh nghiệp đều tin rằng doanh nghiệp sẽ phục hồi sau đại dịch, với hơn ⅔ trong số đó tự tin rằng doanh nghiệp sẽ thành công trong 12 tháng tới. Kết quả khảo sát của Deloitte cũng cho thấy có khá nhiều điểm tương đồng giữa cách các nhà lãnh đạo trên thế giới cũng như Việt Nam đối diện và xác định ưu tiên hành động để giải quyết khủng hoảng trong giai đoạn này.
Ví dụ, phần lớn các nhà lãnh đạo đều cho rằng mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này là phải nâng cao năng suất lao động và họ tin là việc này có thể thực hiện tốt. Trong khi đó, việc chuyển đổi số chỉ là ưu tiên thứ hai trong giai đoạn. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng xác định đây sẽ là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu, bắt buộc của doanh nghiệp nếu muốn tăng trưởng.
>>> Xem thêm: Phương pháp tối ưu hóa năng suất lao động cho nhân viên
Nâng cao năng suất lao động là ưu tiêu hàng đầu của doanh nghiệp để vượt qua khủng hoảng
Nhóm nghiên cứu của Deloitte cũng đã đưa ra chiến lược phát triển chính của doanh nghiệp trong 12-36 tháng tới gồm:
Về kế hoạch nhân sự, các doanh nghiệp thể hiện sự thận trọng về hoạt động tuyển dụng của họ trong năm tới, với chỉ 11% dự đoán số lượng nhân sự tăng lên và 8% dự kiến sẽ cắt giảm. 81% còn lại trên thị trường băn khoăn giữa việc giữ số lượng nhân viên hiện tại ổn định, tuyển dụng trên cơ sở hợp đồng, hoặc thuê theo cơ chế hạn chế. Điều thú vị là các doanh nghiệp có khả năng phục hồi cao nói rằng có nhiều khả năng họ sẽ tuyển dụng thêm trong năm tới.
Có thể thấy, một khi trọng tâm chuyển từ phục hồi sang phát triển, việc lấy con người làm trung tâm để ứng phó với những thách thức có thể xảy đến trong tương lai sẽ đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp. Đồng thời, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu tuyển dụng sẽ bùng nổ vì các doanh nghiệp sẽ cần đến đội ngũ nhân lực để vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, thay vì lựa chọn tạm ngưng hay trì hoãn, các doanh nghiệp nên xúc tiến hoạt động tuyển dụng trong thời gian này vì nguồn cung lao động đang dồi dào hơn và ứng viên sau khi nhận việc sẽ có nhiều thời gian để hòa nhập với công ty sau khi dịch bệnh qua đi.
>>> Xem thêm: 8 tips để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả tuyển dụng mùa dịch
Có thể thấy việc chuyển đổi số và nâng cao năng suất của người lao động là một trong những mắt xích quan trọng để doanh nghiệp tăng tốc sau đại dịch. Hai vấn đề này cũng được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả khi doanh nghiệp tìm được các phần mềm phù hợp như phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý công việc, phần mềm quản lý doanh nghiệp,…Trong đó, HRIS là một trong những nhà cung cấp phần mềm nhân sự có thế mạnh trên thị trường, hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước như: Công ty xây dựng Coteccons, Công ty dệt may Phong Phú, Công ty Tân Á Đại Thành, Công ty gỗ An Cường, công ty thực phẩm Đức Việt Foods, Hải Nam Seafoods,… Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên, các nhà lãnh đạo sẽ có thêm những góc nhìn để “chèo lái” con tàu doanh nghiệp của mình vượt sóng gió.
>>> Xem thêm: HRIS – Top phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả nhất 2021