Chính phủ tung gói hỗ trợ 280.000 tỷ để doanh nghiệp vượt qua khó khăn - HRIS - Giải Pháp Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả

Chính phủ tung gói hỗ trợ 280.000 tỷ để doanh nghiệp vượt qua khó khăn

gói hỗ trợ doanh nghiệp

Trước tình hình doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và các đề xuất hỗ trợ được trình lên chính phủ kể từ khi dịch Covid 19 bùng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày 06/03, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Chỉ thị 11 với những giải pháp cấp bách, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện nhiệm vụ “kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, xã hội.

Các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể

1. Tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử

Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn các tổ chức tín dụng cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí…đối với các khách hàng gặp khó khăn bởi dịch Covid-19. Trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250 nghìn tỷ đồng.

Tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử. Thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ.

Gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất; miễn, giảm thuế, phí và lệ phí cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid 19.

Trước hết là gói hỗ trợ khoảng 30 nghìn tỷ đồng để góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, an sinh xã hội.

Doanh nghiệp đang mong chờ gói hỗ trợ của chính phủ
Doanh nghiệp đang mong chờ gói hỗ trợ của chính phủ

2. Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp

Đối với ngành giao thông, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí logistic.

Chưa điều chỉnh tăng giá trong Quý I và Quý II năm 2020.

3. Tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất, nhập khẩu

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương đề xuất các giải pháp bảo đảm nguồn cung cho hoạt động sản xuất trong nước, nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, xúc tiến thương mại, đa dạng hoá thị trường xuất, nhập khẩu.

Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ gây khan hiếm hàng, hàng giả, hàng nhái nhất là các mặt hàng thiết yếu trong phòng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay, vật tư y tế.

Các doanh nghiệp dệt may chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Covid 19
Các doanh nghiệp dệt may chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Covid 19

Đề xuất chính sách ưu đãi phù hợp, trước hết là đối với ngành dệt may, da giày và ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19. Khuyến khích sản xuất linh kiện, sản phẩm trung gian trong nước thay thế nhập khẩu.

4. Khẩn trương phục hồi và phát triển ngành du lịch, hàng không

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cấp quốc gia; tăng cường truyền thông, quảng bá, tiếp thị, phát triển sản phẩm mới thu hút khách du lịch quốc tế.

Đưa Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch vào hoạt động.

5. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh

Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thường xuyên kiểm tra, có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo đảm tiến độ, khối lượng và chất lượng công trình.

6. Tập trung xử lý vướng mắc về lao động

Có phương án hỗ trợ đào tạo lao động phù hợp và hỗ trợ người lao động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, bổ sung nhân sự bị thiếu hụt, chuyên gia nước ngoài.

>>> Xem thêm: Giải pháp quản lý hiệu quả cho doanh nghiệp

_____

Sưu tầm bởi EMSCPhần mềm quản lý nhân sự hiệu quả



Rate this post

Call Now