Nhân viên ngại thay đổi thói quen của mình - HRIS - Giải Pháp Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả

Nhân viên ngại thay đổi thói quen của mình

thay đổi thói quen

Lâu nay, rất nhiều người lao động có thói quen thích mọi thứ ổn định. Họ ngại thay đổi thói quen, có sự xáo trộn dù nhỏ.

 Chẳng hạn khi công ty chuyển từ hình thức trả lương thời gian sang lương sản phẩm, ai cũng biết đây là cách trả lương tiên tiến, thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, đánh giá đúng năng lực của từng người… Thế nhưng, rất ít người ủng hộ bởi tâm lý e sợ, ngại thay đổi thói quen. Một công nhân làm việc hơn 10 năm nói với tôi: “Dù sao thì cũng quen với việc cuối tháng lĩnh một cục lương ổn định, nếu trả lương sản phẩm, lỡ mình làm không tốt, lương sẽ bị sụt giảm.
Chưa kể, nếu trả lương sản phẩm, những công nhân có năng suất thấp có nguy cơ bị cho nghỉ việc”. Hay như khi công ty quyết định đầu tư công nghệ mới để cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động thì nhiều người viết đơn kiến nghị được bố trí làm ở bộ phận cũ chứ nhất định không ai chịu đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của công nghệ hiện đại…
Ngại thay đổi thói quen
 

Chị bạn tôi làm phó giám đốc ở công ty bên cạnh kể khi công ty xây nhà ăn mới, quy định giờ ăn cho từng bộ phận để bảo đảm nhà ăn phục vụ tốt nhất thì cũng nhận được một loạt ý kiến phản đối. Công nhân đưa ra lý do muốn được tự do, thong thả; muốn được ăn cùng với bạn bè chung nhà trọ, đồng hương làm ở bộ phận khác.

Khi công ty quy định công nhân ăn xong phải mang khay ăn xuống khu vực vệ sinh cũng bị phản đối với lý do trước nay ăn xong để tại chỗ, có người dọn dẹp… Kể xong chuyện này, chị phó giám đốc lắc đầu: “Tôi thấy sợ sức ì của người lao động. Bất cứ một điều thay đổi nào cũng khiến họ giật mình hoảng hốt dù thay đổi ấy làm cho cuộc sống, công việc của họ tốt hơn”.

Không phải tất cả nhưng đúng là có một bộ phận người lao động có tâm lý ngại thay đổi thói quen. Thậm chí nhiều người không bằng lòng với hiện tại nhưng cũng không muốn thay đổi. Nguyên nhân của tình trạng này có thể có nhiều nhưng dễ thấy nhất là sự hạn chế về trình độ chuyên môn và nhận thức của người lao động.

Mặt khác, có thể trong một thời gian quá dài, các doanh nghiệp không tích cực thay đổi thói quen nên đã tạo ra cho người lao động một sức ì khiến họ quay lưng với sự biến chuyển, tiến bộ.

Doanh nghiệp là một thực thể sống. Nó luôn vận động, phát triển. Nếu người lao động không thay đổi thói quen thì chắc chắn đến ngày họ không thể thích nghi và sẽ bị đào thải.

Rate this post

Call Now