Nên thưởng cuối năm cho nhân viên bằng tiền, hiện vật hay thứ gì khác có ý nghĩa?
Có thể bạn đã biết, Bộ Luật Lao động mới đã mở rộng khái niệm tiền thưởng cuối năm ra rộng hơn – không chỉ là tiền mà còn bằng bất kỳ hình thức và hiện vật nào khác. Quy định này được áp dụng từ ngày 1/1/2021.
Vừa khéo thay, luật mới được ban hành đúng vào những ngày cuối năm 2019, khiến câu chuyện xoay quanh chủ đề thưởng Tết nóng lên hơn bao giờ hết. Khắp các diễn đàn, mạng xã hội và trong các cuộc giao tiếp hằng ngày của người lao động đều rộ lên nhiều ý kiến trái chiều. Nhân viên mong đợi gì ở thưởng Tết? Liệu chủ doanh nghiệp có nên thay đổi điều gì hay không?
Một số chủ doanh nghiệp tỏ ra đồng tình, bởi quan điểm của họ là “Bộ Luật Lao động không quy định bắt buộc, nên doanh nghiệp thậm chí có thể không cần thưởng Tết cho nhân viên.”
Tuy nhiên, nhiều kết quả khảo sát trên ý kiến của người lao động đã khẳng định: Rõ ràng, quy định về thưởng Tết có ảnh hưởng rất lớn tới đội ngũ nhân sự và văn hoá doanh nghiệp.
Cụ thể, theo kết quả khảo sát của VietnamWorks, 40% sẽ quyết liệt đưa ra lời kiến nghị nếu thưởng Tết bị cắt giảm, và có tới 1/4 nhân viên quyết định sẽ nghỉ việc.
Còn về loại hình thưởng tết, dường như người lao động rất chắc chắn về nguyện vọng của mình.
Kết quả sau 02 ngày thực hiện khảo sát của hai trang Facebook uy tín Trung tâm Tin tức VTV24 và Thời sự VTV đã chỉ ra tỷ số hoàn toàn áp đảo: hình thức thưởng bằng tiền được ưa chuộng hơn hẳn, với 37 nghìn trên tổng số hơn 43.7 nghìn lượt bình chọn (chiếm khoảng 85%).
Khoan đã! Đừng vội nghĩ rằng cách thưởng Tết tuyệt vời nhất là đưa tận tay xấp tiền mặt cho nhân viên. Trên thực tế, bạn có nhiều hình thức khác – với sự mới mẻ độc đáo hơn và vẫn được nhân viên hào hứng đón nhận.
Cùng EMSC tham khảo top 5 hình thức trao thưởng cuối năm thực tiễn và được nhân viên mong đợi nhất nhé!
Đúng, chính là tiền. Tiền là phương tiện thanh toán hợp pháp và dễ dàng giao dịch nhất đối với tất cả mọi người. Chẳng vậy mà hầu hết người lao động đều muốn được nhận tiền để có thể tự do quy đổi theo cách mà họ muốn, nhất là trong dịp năm hết Tết đến cần chi tiêu mua sắm rất nhiều.
Vậy còn từ góc nhìn của bạn và doanh nghiệp, hình thức trao thưởng bằng tiền có một số lợi – hại ra sao?
ESOP (Employee Stock Ownership Plan) là kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho nhân viên trong công ty. Cổ phiếu ESOP thường được phát hành với giá ưu đãi kèm một số điều kiện như không được phép chuyển nhượng trong khoảng thời gian từ 1-3 năm,…
Thông thường, ESOP được các doanh nghiệp áp dụng với những nhân viên đạt đến tiêu chí nhất định nào đó như người có tài và đạt thành tích top 1 công ty, có thâm niên lâu năm, các nhân sự chủ chốt,… Tuy nhiên, bạn cũng có thể xem xét việc trao thưởng cuối năm cho nhân viên bằng loại cổ phiếu này, nếu như công ty bạn đã đạt đủ tiêu chuẩn để phát hành, và sau khi bạn đã cân nhắc một vài lợi – hại sau của nó:
Nếu như bạn đã tìm đọc các ý kiến phản đối của người lao động xoay quanh bộ luật mới “thưởng bằng hiện vật”, chắc hẳn bạn đã nghĩ ngay tới sự tiêu cực trong hình thức thưởng Tết này, với những sự lo lắng như: “Như vậy khác gì xả kho bán lại cho chính nhân viên, tôi không có nhu cầu sử dụng những thứ đồ đó!”, “Đây chính là tiếp tay cho các công ty khai khống lên, phần thưởng trị giá 1 triệu đồng chẳng hạn, nhưng thực chất quy đổi ra tiền mặt chỉ có vài trăm nghìn.”
Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là bạn không thể trao thưởng cuối năm cho nhân viên bằng hiện vật – nhất là những sản phẩm hay dịch vụ mà đang sẵn có. Miễn là bạn thấy doanh nghiệp của mình đang sở hữu trong tay những hiện vật phù hợp.
Cùng điểm qua một vài nhìn nhận phổ biến về hình thức này khi đứng từ phía bạn và doanh nghiệp.
Một số lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp phù hợp để trao thưởng cho nhân viên bằng hàng hoá/dịch vụ có sẵn:
Lưu ý rằng bạn có thể cân nhắc linh hoạt giữa việc chọn loại hàng hoá/dịch vụ để trao thưởng cho tuỳ đối tượng nhân viên. Ví dụ: với các quản lý cấp cao, các dịch vụ hoặc sản phẩm cao cấp có thể là hiện vật ưa thích; còn với đội ngũ nhân viên cấp dưới, những sản phẩm bình dân hơn nhưng thiết thực với đời sống sẽ được ưa chuộng.
Hình thức này được cho là pha trộn giữa hình thức trao thưởng cuối năm bằng tiền mặt và bằng sản phẩm/dịch vụ có sẵn trong doanh nghiệp, bởi vậy nên ưu nhược điểm của nó cũng có phần dễ so sánh và xác định. Cụ thể:
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn trao thưởng cuối năm cho nhân viên bằng cách kết hợp linh hoạt giữa các loại hình trên.
II. Lưu ý để việc trao thưởng cuối năm cho nhân viên dễ thực hiện hơn và không xảy ra sai sót
Đối với người Việt Nam, thời điểm “cuối năm” thường được hiểu theo hai nghĩa: năm dương lịch (cuối tháng 12) hoặc năm âm lịch (cuối tháng Chạp, giáp Tết Nguyên Đán). Trong đó, các quy định, chính sách mới được ban hành hay các chỉ số kinh doanh thường được tính toán theo tháng/quý/năm dương lịch; còn các buổi year-end party và trao thưởng cuối năm thường được tính theo âm lịch, hoà chung vào không khí mua sắm rộn ràng của kỳ nghỉ lớn nhất năm.
Bởi vậy, trao thưởng cuối năm còn có tên gọi phổ biến hơn là thưởng Tết, thường được các doanh nghiệp tổ chức cùng ngày hoặc sớm hơn một chút so với year-end party. Số tiền hoặc hiện vật được thưởng sẽ được sử dụng luôn vào thời điểm đó cho thiết thực.
Trước hết, doanh nghiệp cần dự trù khoản chi phí có thể chi trả cho trao thưởng cuối năm. Con số này phụ thuộc vào nguồn ngân sách hiện tại, tình hình cân đối thu – chi của doanh nghiệp và kết quả kinh doanh trong năm vừa qua.
Sau khi đã có con số chung, đây là lúc bạn lựa chọn cách thức xác định giá trị của phần thưởng của từng nhân viên sao cho tổng thể cộng lại của chúng tương đương với con số ước tính ở trên.
Cũng bởi pháp luật không quy định chặt chẽ, nên bạn có thể cùng BOD bàn luận và lựa chọn ra công thức phù hợp. Thông thường, mỗi doanh nghiệp sẽ giữ công thức này cố định qua các năm, nhưng không loại trừ trường hợp doanh nghiệp có sự thay đổi lớn dẫn tới cần thiết phải/nên thay đổi chính sách này.
Một số công thức xác định phổ biến nhất:
Lưu ý rằng đi kèm công thức xác định mức thưởng thường là công thức tính toán hệ số thưởng – nhằm dùng thêm một yếu tố đánh giá khác để tăng/giảm giá trị phần thưởng của nhân viên:
Tuỳ vào cơ chế xác định mức thưởng và hình thức trao thưởng của doanh nghiệp mà sẽ có các bộ phận liên quan, phụ trách các nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ:
Cũng giống như tầm quan trọng của thưởng Tết đối với nhân viên – không bắt buộc nhưng nếu không có sẽ dẫn tới vô vàn ảnh hưởng tiêu cực, yếu tố “tinh thần” luôn cần được đề cao trong trao thưởng cuối năm.
Thử nghĩ mà xem, một khi đã chọn thời điểm trao thưởng là những ngày giáp Tết, tại sao bạn không tận dụng không khí ấy và đưa doanh nghiệp hoà chung vào? Nhân viên của bạn ai nấy cũng đều háo hức, một chút trải nghiệm tinh thần đúng lúc sẽ khiến họ hài lòng hơn biết bao nhiêu!
Kể cả phần thưởng của doanh nghiệp năm nay có “hành tráng” hay chỉ “bình dân”, đừng bao giờ im lặng trao cho có, mà hãy khéo léo lồng ghép yếu tố tinh thần vào đó (kể cả là những trò đùa vui vẻ). Điều này sẽ mang lại vô số lợi ích cho sự gắn kết nhân viên – một vấn đề quản trị nhân sự mà dẫu có nhiều tiền cũng không thể giải quyết được.
Thử tham khảo một số mẹo nhỏ giúp nhân viên của bạn hạnh phúc hơn khi nhận thưởng cuối năm:
Ngay lúc này, không khó để nhận ra mối quan tâm về trao thưởng cuối năm hay còn gọi là thưởng Tết của nhân viên trong doanh nghiệp bạn. Nếu bạn đã lựa chọn được hình thức và các chính sách xoay quanh rồi, còn chần chừ gì nữa mà chưa “bật mí” một chút về điều tuyệt vời ấy cho nhân viên?
Chúc bạn luôn nắm bắt được nguyện vọng của nhân viên và trao cho họ những phần thưởng đúng với mong đợi nhé. Sự hài lòng và tin yêu dành ngược lại cho doanh nghiệp cũng chính là món quà ý nghĩa nhất cho bạn vào năm mới này! Chúc bạn thành công!
Sưu tầm bởi EMSC – Phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả