Là HR, thật thiếu sót nếu bạn không nằm lòng những loại báo cáo nhân sự quan trọng mà cuối tháng, cuối Quý chúng ta phải hoàn thành. Dựa vào những số liệu trên báo cáo, ban quản trị sẽ sẽ có thêm cơ sở để phân tích hiệu quả, tính ổn định của công tác quản trị, tìm ra các nguyên nhân yếu kém, các chỉ số yếu kém để kịp thời đưa ra các giải pháp cụ thể để cải tiến giải quyết.
EMSC sẽ giúp bạn đưa ra 4 loại báo cáo quan trọng trong công tác quản trị nhân sự mà một HR cần chuẩn bị.
Mục đích của báo cáo này là để theo dõi sự thay đổi về số lượng nhân sự của công ty dựa trên các tiêu chí như thâm niên, thời gian, vị trí công việc từ đó biết được lượng tăng giảm của nhân viên chính thức, thử việc.
Cụ thể:
Để xác định nhóm nhân viên có thâm niên bao nhiêu có tỉ lệ biến động lớn nhất, nhỏ nhất. Từ đó, ban quản trị có thể tìm ra những nguyên nhân căn bản và có đối sách xử lý. Loại báo cáo này thường chia các nhóm thâm niên (nhóm nhân viên có thâm niên nhỏ hơn 01 tháng, nhỏ hơn 03 tháng, nhỏ hơn 06 tháng, nhỏ hơn 12 tháng, nhỏ hơn 24 tháng, nhỏ hơn 36 tháng và lớn hơn 36 tháng.
Ví dụ:
Từ báo cáo này có thể thấy, nhóm nhân viên có thâm niên nhỏ hơn 01 tháng có tỉ lệ nghỉ việc cao hơn hẳn. Kết hợp với những dữ liệu khác của doanh nghiệp có thể tìm ra nguyên nhân như:
Báo cáo này sẽ giúp ban lãnh đạo nhìn ra được thời gian nào là lúc nhân viên chuyển việc nhiều nhất. Thường thì vào khoảng T1,T2 năm dương lịch, công ty sẽ có sự biến động nhân sự lớn khi nhân viên vừa được nhận lương thưởng tết xong. Trên cơ sở đó, phòng Nhân sự sẽ ngồi lại với nhau để tìm ra những yếu tố tác động đến quyết định nghỉ việc của người lao động, đồng thời chuẩn bị nguồn ứng viên kịp thời. Loại báo cáo này thường chia tỉ lệ theo tháng/năm.
Ví dụ 2
Nhìn vào báo cáo này chúng ta thấy từ tháng 01 đến tháng 08 tỉ lệ biến động nghỉ việc tăng dần. Từ đây chúng ta kết hợp các dữ liệu thực tế của công ty sẽ xác định được các nguyên nhân tác động đến yếu tố nghỉ việc. Qua đây chúng ta cũng sẽ đưa được ra các giải pháp cải tiến.
Sẽ mang đến cái nhìn tổng quan & khách quan nhóm nhân viên nào có tỉ lệ biến động lớn. Từ đó, trưởng bộ phận các phòng ban cần tìm nguyên nhân và các giải pháp cải tiến. Báo cáo này thường chia thành các nhóm có vị trí chức vụ gần giống nhau.
Mục đích của báo cáo này là để phòng nhân sự có cái nhìn tổng quan về sự tuân thủ thời gian làm việc, chấp hành quy định chấm công của từng bộ phận, và cả công ty. Từ đó, HR có cơ sở phân tích từ hệ thống phần mềm nhân sự và chỉ ra những vấn đề vi phạm qui trình một cách có dẫn chứng và chứng minh được công tác quản lý của công ty, các cấp lãnh đạo cũng như ý thức của cán bộ nhân viên.
Ví dụ:
Nhìn vào báo cáo này có thể thấy các đơn vị có chỉ số vi phạm khác nhau. Từ đó, phòng HR có thể yêu cầu trưởng bộ phận giải thích về tình hình tuân thủ quy định, nguyên nhân của sự sai phạm, đồng thời đánh giá xem năng lực quản lý của trưởng bộ phận đó như thế nào.
Ví dụ 2:
Nhìn vào đây, có thể thấy những sai phạm không có lý do chính đáng sau khi giải trình cũng khác nhau. Báo cáo sẽ củng cố thêm dẫn chứng cho công tác quản lý ở một số bộ phận kém.
Đây là một loại báo cáo vô cùng quan trọng giúp ban lãnh đạo nhìn ra được hiệu suất của nhân sự tác động đến hiệu quả kinh doanh như thế nào, đồng thời cũng trả lời câu hỏi liệu cơ cấu vị trí chức vụ, cơ cấu tính lương, cơ cấu trình độ năng lực nhân viên của đơn vị có phù hợp hay chưa.
Đặc điểm của báo cáo này:
Thông thường báo cáo này được thiết lập dựa trên các chỉ tiêu:
Ví dụ:
Nhìn vào hình trên cho ta thấy, nếu các đơn vị trên có cùng chức năng như nhau (cùng sản xuất hoặc cùng bán hàng) thì hiệu quả sử dụng lao động của đơn vị E, D rất cao, còn đơn vị A thấp nhất.
Nhắc đến các loại báo cáo quan trọng của nhân sự không thể không nhắc đến báo cáo hiệu quả tuyển dụng. Với báo cáo này, phòng nhân sự sẽ phải trình bày hiệu quả của công tác tuyển dụng cũng như so sánh các kênh mang lại nguồn ứng viên cho doanh nghiệp.
Ví dụ:
Nhìn vào đó, có thể thấy lượng ứng viên ứng tuyển khá lớn nhưng tỷ lệ tham gia phỏng vấn thấp. Kéo theo tỷ lệ ứng viên qua vòng phỏng vấn cũng “down”. Trên cơ sở đó có thể nhận định khâu tuyển dụng của doanh nghiệp đang có vấn đề. Có thể ở phần JD, tin đăng tuyển, kênh đăng tuyển, sàng lọc hồ sơ…
Tương tự ta có thể phân tích các kế hoạch 2,3,4….để biết vấn đề nào cần cải tiến trong công tác tuyển dụng.
Chỉ cho ta thấy những nhóm nhân viên nào thì nên vận dụng nguồn tuyển dụng nào cho hiệu quả
Ví dụ:
Ngoài ra ta cũng có thế thiết lập báo cáo về chi phí tuyển dụng, về tỉ lệ biến động trong giai đoạn thử việc để đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên tuyển dụng.
Trên đây là những báo cáo quan trọng mà bất kỳ nhân sự nào cũng cần phải biết. Trong quá trình làm, bạn sẽ gặp một số khó khăn khi thu thập dữ liệu, đưa ra phân tích cũng như đề xuất giải pháp. Nếu bạn muốn nhận được những lời khuyên, những tư vấn trực tiếp từ chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự, vui lòng liên hệ tại đây